Chuyện kể về 2 thầy trò ghé thăm 1 gia đình sống dưới mức nghèo khổ
trong 1 túp lề tồi tàn. Cuộc sống của gia đình 8 người này được duy trì
nhờ 1 con bò sữa. Đó là tài sản vô cùng quý báu của gia đình họ so với
dân làng chung quanh. Trước khi bỏ đi, người thầy đã đâm chết con bò,
trong sự sợ hãi và lo lắng của người học trò.
Một năm sau, hai thầy trò quay lại chứng kiến một gia đình sống sung
túc dưới một căn nhà đàng hoàng. Thì ra không có con bò để vắt sửa, gia
đình họ phải chống lại sự chế đo bằng cách phát hoang đất trồng lương
thực; ban đầu chỉ là để khỏi chết đói, sau đó thì họ có nhiều lương thực
để bán ra chợ và từ đó họ trở nên sung túc. Bài học từ người thầy “con
bò mà họ yêu quí như báu vật chính là sợi dây xích trói buộc cuộc đời họ
với đói nghèo khổ cực. Chỉ khi mất đi sự an toàn giả tạo đó thì họ mơi
nhìn sang hướng mới”.

Ông thầy nâng tầm ý nghĩa câu chuyện “Đó
là điều sẽ xảy ra khi con tin rằng cái thứ ít ỏi mình có được là đã đủ
lắm rồi. Chỉ một ý nghĩ đó thôi đã là sợi xích nặng nề ngăn không cho
con tìm kiếm những thứ khác tốt hơn. Sự thỏa mãn bắt đầu hủy hoại cuộc
đời con. Con chấp nhận các hoàn cảnh của mình dù không hài lòng với
chúng. Con biết rằng con không vui sướng với vị trí của mình trong cuộc
sống, nhưng con cũng không thấy khốn khổ. Con thất vọng với cuộc sống mà
mình được hưởng nhưng sự bất mãn không đủ lớn để con tìm cách làm một
cái gì đó với nó. Con có thấy điều đó bi đát như thế nào không?”
“Khi con có một công việc mà con không
thích, cái công việc mà thậm chí chẳng đáp ứng được những nhu cầu tối
thiểu và cũng chẳng mang lại cho con bất cứ sự thỏa mãn cá nhân nào hoặc
cho con cuộc đời mà con muốn, thì quyết định bỏ đi và tìm công việc
khác là điều dễ dàng. Nhưng khi cái công việc mà con không thích đó giúp
con trả được nợ, sống sót, và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho
nhỏ, thì con dễ dàng rơi vào cái bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng ít nhất
thì mình cũng có được một cái gì đó. Cuối cùng, con biện minh rằng khối
người muốn cái công việc đó mà có được đâu.”
“Cũng giống như con bò, thái độ đó luôn
luôn kiềm hãm con. Nếu không gạt bỏ nó đi, mãi mãi con sẽ không thể
thấy được gì khác hơn ngoài những thứ con đã biết lâu nay. Con sẽ trở
thành một nạn nhân chung thân của những giới hạn mà con tự đặt ra trong
cuộc sống của mình. Điều đó cũng giống như con tự bịt mắt mình ở vạch
xuất phát và cầu nguyện cho mình thắng cuộc.”
Người học trò càng nghe càng kinh ngạc.
Anh cảm thấy thích thú với những nhận định của thầy mình và bắt đầu hiểu
cặn kẽ những vấn đề đó. “Chúng ta ai cũng có những con bò trong đời
mình. Chúng ta mang trên mình gánh nặng của những niềm tin sai lầm,
những lời biện bạch, những nỗi sợ và những định kiến. Bi đát thay, tất
cả những hạn chế do ta tự áp đặt cho mình đã trói buộc chúng ta vào một
cuộc sống tầm thường.”
“Không chỉ có vậy,” ông giáo già tiếp lời,
“nhiều người ngoan cố giữ lại cái lý do họ không thể sống cuộc đời mà
họ luôn mơ ước. Họ tạo nên những lời bào chữa hầu như rất đáng tin để
biện hộ với chính mình và với ngưòi khác, và tiếp tục sống với những xáo
động nội tâm khi họ nhận ra rằng những lý lẽ đó có lẽ đánh lừa được
người khác chứ không lừa được bản thân mình.”
“Thật là một bài học lớn,” người học trò trầm ngâm nói, đồng thời hướng suy nghĩ về những con bò của mình.
Sưu tầm
Đăng nhận xét
+) Khi đăng nhận xét, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.
+)Tài khoản Google như Gmail, Google+, YouTube...và Facebook là dùng để comments. Các tài khoản khác mình đã đóng lại.