Thứ Năm, tháng 8 13, 2015

Lắp ghép cột




1.Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra kích thước hình học của cột.
- Lấy dấu tim cột theo 2 phương và trọng tâm của cột.
- Chuẩn bị các dụng cụ treo buộc: Việc lựa chọn các dụng cụ treo buộc cột bê tông tuỳ thuộc vào trọng lượng, kích thước, hình dáng và vị trí móc treo cẩu của cột.                                                                            
2.Bố trí mặt bằng :
   - Việc bố trí cột trên mặt bằng tuỳ thuộc mặt bằng công trình tính năng kỹ thuật của loại cần trục sử dụng và phương pháp lắp dựng cột. 
  - Trước khi lắp cột vào móng, cần trục phải dựng cột từ tư thế nằm ngang lên thẳng đứng bằng một trong 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp kéo lê: cần trục nâng đầu cột lên cao còn chân cột được kéo lê trên mặt đất hoặc chạy lê trên đường ray tay cần trục giữ nguyên vị trí, đầu cột gần tâm hố móng.
+ Phương pháp quay: cột được bố trí sao cho chân cột, tâm hố móng gần nhau và phải nằm trên một đường tròn mà bán kính quay của nó là độ với tay cần.
- Căn cứ vào mặt bằng, khẩu độ và tính năng của cần trục để bố trí cần trục đi giữa hoặc đi biên sao cho mỗi vị trí đứng lắp được nhiều nhất, tuyến di chuyển ngắn nhất.
Cách thức dựng đứng cột
               a) Phương pháp kéo lê;               b) Phương pháp quay

3. Lắp và điều chỉnh
          - Đưa cột về tư thế thẳng đứng, cần trục nhấc cột cao so với mặt móng 50cm và từ từ hạ xuống.
          - Chỉnh tim và cốt theo mốc đã đánh dấu. Sai số về độ cao ±10mm, sử dụng kẹp ma sát để thuận tiện khi tháo lắp dây cẩu.
          - Sau khi lắp cột vào móng cần kiểm tra vị trí chân cột, ổn định tạm cột rồi mới tháo móc cẩu. Điều chỉnh khi cẩu còn đang treo cột, khi đã hạ cột muốn di chuyển phải nới nêm chèn và dùng xà beng.


                                      Điều chỉnh cột bằng đòn ngang
                                   1. Đòn ngang;  2. Chêm;  3. Thanh đai
                                       Cách điều chỉnh cột
              1- Khung đai; 2- Cặp chêm; 3- Kích thuỷ lực;4- Chêm chân cột

4. Cố định tạm
          Sau khi điều chỉnh cột đúng vị trí hì cố định tạm.
          - Khi cột có H < 8m , P < 6T thì thường cố định tạm bằng nêm (gỗ hoặc bê tông).
         - Khi cột có H > 8m , P > 6T thì ngoài việc cố định bằng nêm còn dùng thanh chống xiên hoặc dây neo có tăng đơ điều chỉnh. Dây neo được neo vào các cọc neo hoặc móng bên cạnh.


 Cố định tạm thời các đoạn, cột tầng trên vào vị trí
a) Dùng dây giằng;          b) Dùng thanh giằng
1- Cột; 2- Đai; 3- Các dây giằng; 4,5- Vị trí cột trên mặt bằng
6- Panen sàn; 7- Dầm; 8- Tăng đơ; 9- Thanh chống xiên

5. Cố định vĩnh viễn
          - Sau khi kiểm tra thì đổ bê tông để chèn chân cột. Trước khi chèn phải vệ sinh cốc móng.
          - Bê tông chèn có R > 1,2Rck, thường sử dụng bê tông đông kết nhanh và có phụ gia trương nở.
- Nếu cố định tạm bằng nêm gỗ thì khi đổ bê tông phải chia thành 2 đợt đổ:
+ Đợt 1: đổ vữa BT đến đáy nêm.
+ Đợt 2: khi BT đạt 50% cường độ rút nêm đổ tiếp BT đến miệng móng.
- Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ.

 HoàngPhúc

Google Comments
Facebook Comments

1 nhận xét:

Manhhaiblog lúc 10:42 21 tháng 8, 2015

khách đến nhà nè,hiiii mình đặt liên kết rùi nha .cùng phát triển nhé bạn

Đăng nhận xét

+) Khi đăng nhận xét, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.
+)Tài khoản Google như Gmail, Google+, YouTube...và Facebook là dùng để comments. Các tài khoản khác mình đã đóng lại.