Nội dung:
- Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn Luật xây dựng.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu trong việc tổ chức thực hiện hợp đồng thi công xây dựng công trình;(Điều
28)
- Quản lý chất lượng thi công xây dựng.
- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình và tổ chức công trường.
- Lựa chọn nhà thầu xây dựng trong hoạt động xây dựng.
- Quản lý an toàn lao động.
- Quản lý chi phí xây dựng công trình.
*Đối tượng tham gia lớp học chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình xây dựng:
-
Chỉ huy trưởng công trình xây dựng, đội trưởng xây dựng, cán bộ quản
lý, cán bộ kỹ thuật các tổng công ty, các công ty nhà nước, các công ty
cổ phần, các công ty mẹ và công ty con hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng.
- Các kỹ sư xây dựng làm việc cho các nhà thầu thi công.
- Các kỹ sư làm việc tại phòng kỹ thuật, phòng quản lý thi công của các công ty xây dựng.
- Các cá nhân khác làm việc cho chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu,..
- Các sinh viên vừa mới tốt nghiệp chuẩn bị ra trường thuộc chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, điện,…
Điều
28. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng công trình –
Nghị định 37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hợp đồng
1. Quyền của bên nhận thầu thi công xây dựng:
a) Được quyền đề xuất với
bên giao thầu về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện
những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên thống
nhất và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu.
b) Được thay đổi các biện
pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến
độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp
đồng đã ký kết.
c) Được quyền yêu cầu bên
giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa
thuận trong hợp đồng; được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao
thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao
thầu gây ra.
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng:
a) Cung cấp nhân lực, vật
liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan
khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng; thiết kế bản vẽ thi công
(trường hợp bên nhận thầu thực hiện thiết kế bản vẽ thi công) để thực
hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
b) Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.
c) Thi công xây dựng theo
đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm chất
lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
d) Ghi nhật ký thi công xây dựng công trình.
đ) Thí nghiệm vật liệu,
kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng theo đúng quy định của Nhà
nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu
chuẩn và quy chuẩn xây dựng.
e) Quản lý người lao động trên công trường, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh.
g) Lập biện pháp tổ chức thi công, hồ sơ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình.
h) Chịu trách nhiệm về chất
lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận. Sửa chữa sai sót
trong công trình đối với những công việc do mình thi công.
i) Phối hợp với các nhà thầu khác cùng thực hiện trên công trường.
k) Định kỳ báo cáo với bên giao thầu về tiến độ thi công, nhân lực và thiết bị chính để thi công xây dựng công trình.
l) Di chuyển vật tư, máy
móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường trong
thời hạn quy định sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao hoặc
hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại Điều 41 Nghị định này, trừ trường
hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
m) Hoàn trả mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
n) Giữ bí mật thông tin liên quan đến hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.
o) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Sưu tầm
Đăng nhận xét
+) Khi đăng nhận xét, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.
+)Tài khoản Google như Gmail, Google+, YouTube...và Facebook là dùng để comments. Các tài khoản khác mình đã đóng lại.