Theo học thuyết Mac-Lê nêu lên mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: "Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của một bản chất nhất định".
Bản chất trong mỗi con người thường được biểu hiện qua tư
tưởng, hành động, cách giải quyết trước các vấn đề... nhưng
nếu nhìn nhận với một chiều phiến diện đôi khi sẽ dẫn ta đến
những lầm lạc. Người bạn thường ngày luôn vui vẻ hôm nay lại
trở nên cáu gắt thì có thể do nguyên nhân nào đó tác động nên
sinh ra hiện tượng (hiện tượng bất thường do điều kiện ảnh hưởng đến chứ không từ bản chất mà sinh ra).
Một yếu tố quan trọng nữa để tìm kiếm bản chất thực sự trong mỗi cá nhân là ước vọng. Ước vọng là một thuật ngữ trong phân tâm học. Nó là cái gì đó thầm kín, trừu tượng không thể quan sát được là nguyên nhân của nhữnh hành vi và cảm xúc của con người. Ước vọng là chất kích thích mạnh mẽ là thai nhi của hành động. Đôi khi những ước vọng xấu xa không được bộc phát do (lương tâm, kỷ luật, pháp luật ...) qua thời gian sẽ trở nên dồn ép tạo ra sự khổ tâm cho chủ thể và sinh sôi những hành vi bất thường. "Ví dụ như ước vọng chinh phục, có bản chất tham lam song có thể biến thành ước vọng từ tâm, bác ái. Thiếu gì người trong xã hội tận thánh tâm, muốn đạp trên đầu trên cổ kẻ khác, muốn chinh phục, làm chủ sai khiến thiên hạ nhưng không được. Họ vô tình hay hữu ý thi ân bố đức. Gây tác động bác ái này không phải họ có lòng yêu người chân chính mà chỉ vì những ước vọng đáng ghét trên".
Xét về hành vi biểu hiện bởi tâm lý con người chúng ta cũng cần thiết bàn đến sự ảnh hưởng của niềm tin. Niềm tin chỉ đúng với chủ sở hữu của nó. Vì tự bản chất của sự vật và hiện tượng luôn luôn xuất hiện hai mặt đối lặp nhau để tồn tại. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận định sự vật hiện tượng một cách sai lạc khi tách rời các mặt mâu thuẫn của nó ra khỏi tư duy do chịu tác động của niềm tin. (Luôn tồn tại người xấu và tốt trong xã hội) "Ví dụ một cô gái đã bao lần bị bạn trai rứt bỏ đôi khi sẽ trở nên vô cảm chán chường cuộc yêu đương và cho rằng tất cả đàn ông đều bội bạc". Như vậy, chẳng khác nào lý luận nực cười rằng: "Cái gì có màu xanh đều là lục bình". Thực sự thì tâm lý con người thật khó hiểu đôi lúc cũng lắm điều hài hước đến như vậy.
Thuật nhìn người của Gia Các Lượng:
Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách “Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”.
Vì vậy, để giúp các bậc “chính nhân quân tử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là “Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng”.
2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái”.
3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức”.
4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng”.
5. Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính”.
6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính”.
7. Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”.
Một yếu tố quan trọng nữa để tìm kiếm bản chất thực sự trong mỗi cá nhân là ước vọng. Ước vọng là một thuật ngữ trong phân tâm học. Nó là cái gì đó thầm kín, trừu tượng không thể quan sát được là nguyên nhân của nhữnh hành vi và cảm xúc của con người. Ước vọng là chất kích thích mạnh mẽ là thai nhi của hành động. Đôi khi những ước vọng xấu xa không được bộc phát do (lương tâm, kỷ luật, pháp luật ...) qua thời gian sẽ trở nên dồn ép tạo ra sự khổ tâm cho chủ thể và sinh sôi những hành vi bất thường. "Ví dụ như ước vọng chinh phục, có bản chất tham lam song có thể biến thành ước vọng từ tâm, bác ái. Thiếu gì người trong xã hội tận thánh tâm, muốn đạp trên đầu trên cổ kẻ khác, muốn chinh phục, làm chủ sai khiến thiên hạ nhưng không được. Họ vô tình hay hữu ý thi ân bố đức. Gây tác động bác ái này không phải họ có lòng yêu người chân chính mà chỉ vì những ước vọng đáng ghét trên".
Xét về hành vi biểu hiện bởi tâm lý con người chúng ta cũng cần thiết bàn đến sự ảnh hưởng của niềm tin. Niềm tin chỉ đúng với chủ sở hữu của nó. Vì tự bản chất của sự vật và hiện tượng luôn luôn xuất hiện hai mặt đối lặp nhau để tồn tại. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận định sự vật hiện tượng một cách sai lạc khi tách rời các mặt mâu thuẫn của nó ra khỏi tư duy do chịu tác động của niềm tin. (Luôn tồn tại người xấu và tốt trong xã hội) "Ví dụ một cô gái đã bao lần bị bạn trai rứt bỏ đôi khi sẽ trở nên vô cảm chán chường cuộc yêu đương và cho rằng tất cả đàn ông đều bội bạc". Như vậy, chẳng khác nào lý luận nực cười rằng: "Cái gì có màu xanh đều là lục bình". Thực sự thì tâm lý con người thật khó hiểu đôi lúc cũng lắm điều hài hước đến như vậy.
Thuật nhìn người của Gia Các Lượng:
Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách “Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”.
Vì vậy, để giúp các bậc “chính nhân quân tử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là “Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng”.
2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái”.
3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức”.
4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng”.
5. Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính”.
6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính”.
7. Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”.
voccode
1 nhận xét:
Quá Hay luôn bạn ạ ":D
Đăng nhận xét
+) Khi đăng nhận xét, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.
+)Tài khoản Google như Gmail, Google+, YouTube...và Facebook là dùng để comments. Các tài khoản khác mình đã đóng lại.